Chi tiết tin

Thành tựu về Kinh tế sau 15 năm tái lập huyện Đông Giang
Người đăng: SuperUser Account .Ngày đăng: 01/08/2018 .Lượt xem: 609 lượt.
Từ khi tái lập huyện (17/7/2003) đến nay là một giai đoạn xây dựng và phát triển sôi động với nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh truyền thống, kết hợp khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển quê hương.

Qua 15 năm đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới-nhanh và bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Những năm đầu mới tái lập, Đảng bộ và nhân dân Đông Giang phải đối mặt với bộn bề khó khăn: Là một huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; dịch vụ-thương mại quy mô nhỏ; hạ tầng kinh tế kỹ thuật nghèo nàn, kém phát triển. Thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn đạt rất thấp. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, phải điều chuyển và tuyển dụng mới nhiều nên nguồn nhân lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa cao. Các vấn đề về việc làm, môi trường, các hủ tục… tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cần phải tập trung giải quyết. Kinh tế phát triển thiếu đồng bộ…

Kết quả hình ảnh cho Thành tựu về Kinh tế sau 15 năm tái lập huyện Đông Giang

Vượt lên trên tất cả, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, cán bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay ngay vào xây dựng và phát triển quê hương, để hôm nay nhìn lại chặng đường 15 năm qua, chúng ta có thể tự hào trước những thành tựu to lớn đã đạt được về phát triển kinh tế, cụ thể: Hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện nhiều công trình, dự án có ý nghĩa chính trị-xã hội, có vốn đầu tư lớn được hoàn thành và đưa vào sử dụng làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn và phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Các bức xúc xã hội như vấn đề việc làm, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, tệ nạn xã hội, các hủ tục đã và đang được tập trung giải quyết. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Bộ mặt nông thôn thêm nhiều khởi sắc.

Tính đến ngày 31/12/2017, quy mô nền kinh tế tăng 6,13 lần so với năm 2003. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15 năm đạt 16,34%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 36,96% xuống còn 11,62%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,41% lên 61,44%; cơ cấu năm 2017 là CN - XD 61,44%; dịch vụ 26,94%; nông, lâm nghiệp 11,62%. Thu ngân sách huyện hưởng nhiều năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt năm 2017 đạt 260,376 tỷ đồng, tăng gấp 12,2 lần so với năm 2003 (21,2 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tư từ 2003 đến nay đều tăng dần qua các năm (năm 2017 đạt  158,902 tỷ đồng, tăng gấp 12,4 lần so với năm 2003 (12,834 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 19,12 triệu đồng/người/năm tăng gấp 8,8 lần so với năm 2003.

Đặc biệt, ngay sau tái lập huyện, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội và đạt được những bước tiến vượt bậc. Nhiều công trình, dự án có ý nghĩa chính trị to lớn được đầu tư xây dựng, góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy kinh tế-xã hội huyện phát triển như: Đường Zà hung-ARooi; đường Zà Hung-Jơ Ngây; đường An Điềm-Kà Dăng-A Xờ; Đường xã Ba-xã Tư, hệ thống hạ tầng khu Trung tâm huyện được quy hoạch chỉnh trang một cách bài bản, đầu tư các tuyến đường nội thị, xây dựng tuyến trục cảnh quan, cầu A Vương 3 để kết nối Cơ quan Huyện ủy, khu liên hợp thể thao ở phía bờ Tây Sông A Vương; xây dựng Công văn viên hóa Cơ Tu, xây dựng tượng đài chiến thắng...  cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều cơ sở hạ tầng đã góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng-kinh tế xã hội trên địa bàn, tạo động lực tốt cho kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.

Với mong muốn và nhận thức sâu sắc về sự phát triển đi lên của huyện, ngoài sức mạnh nội lực của địa phương là quan trọng thì huyện rất cần có sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân. Chính vì thế huyện Đông Giang luôn rộng mở và kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào địa bàn, nhất là đầu tư vào lĩnh vực mà huyện đang có tiềm năng và lợi thế như: dịch vụ; du lịch sinh thái – văn hoá; lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản. Khi đầu tư vào địa bàn, huyện sẽ có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính theo thẩm quyền; phối hợp tốt với các nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, giải quyết kịp thời khâu giải phóng mặt bằng để triển khai dự án.

Sản xuất nông nghiệp, một mũi nhọn truyền thống đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, xây mới tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ phù hợp với yêu cầu mới của sản xuất. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất làm thay đổi tư duy sản xuất, tập quán, thói quen canh tác của nông dân. Nhiều mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao. Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung: 1.012 ha cây cao su tại xã Ba và xã Tư; trồng keo 14.700 ha, huyện đang tập trung chuyển hóa rừng và trồng mới bằng các giống keo chất lượng cao theo hướng trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; trồng thâm canh 750 ha cây chuối; cây chè trên 200 ha; 590 ha cây mây; cây lòong boong bản địa 11,24 ha; đặt biệt huyện có 2 sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng là ớt ARiêu muối xã Mà Cooih và Chè Dây xã Tư đạt 65-70 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất bình quân trên 1ha canh tác năm 2017 đạt 42 triệu đồng, tăng gần 2,54 lần so với năm 2003 (năm 2003 đạt 16,6 triệu đồng). Sản xuất nông nghiệp hàng hoá được chú trọng phát triển. Chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; tổng đàn gia súc 23.024 con, tổng đàn gia cầm đạt 45.870 con; đến năm 2017 chăn nuôi chiếm tỷ trọng 28,48% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp gấp hơn 2 lần năm 2003 (năm 2003 chiếm 13,82%).

Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ được tập trung phát triển, huyện có 01 Cụm công nghiệp với diện tích 7,2 ha đã đi vào hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; các làng nghề thủ công truyền thống được phục hồi, duy trì và phát triển. Từ chỗ chỉ có 13 doanh nghiệp khi tái lập huyện năm 2003, đến nay toàn huyện có trên 55 doanh nghiệp đang hoạt động và trên 500 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho trên 5 nghìn lao động với thu nhập ổn định. Đến năm 2017, huyện đã tập trung thu hút được các dự án đầu tư vào địa bàn triển khai thực hiện như: Xây dựng nhà máy gỗ keo xã Ba, dự án gạch Tuynel thôn Dốc Kiền xã Ba, nhà máy gạch Tuynell-ALV chủ yếu sử dụng đất đồi và phế phẩm công nghiệp; dự án điểm du lịch sinh thái suối khoáng nóng A Păng xã Sông Kôn; dự án du lịch Dốc Gợp- lòng hồ A Vương; dự án trồng rừng gỗ lớn và chế biến ván gỗ xuất khẩu… Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 976,23 tỷ đồng, tăng gần 14,59 lần so với năm 2003 (năm 2003 đạt 66,89 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng 54,68% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, năng động, tăng cả về số lượng, chất lượng; thị trường được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của huyện.

Xây dựng nông thôn mới luôn được  xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Sau hơn 7 năm triển khai với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, với cách làm sáng tạo và bước đi phù hợp, thực hiện phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ; người dân là chủ thể, nhà nước định hướng, hướng dẫn, tổ chức và hỗ trợ thực hiện; lấy thôn xóm làm địa bàn chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới”. Phấn đấu năm 2020, huyện có 03 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Những thành tựu kinh tế đạt được 15 năm qua là kết tinh của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ không ngừng; là quyết tâm vượt lên mọi khó khăn, thử thách của Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Với những kết quả đạt được, nhiều năm huyện nhà được xếp trong tốp dẫn đầu phong trào thi đua của 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân được các cấp, các ngành vinh danh và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Phát huy truyền thống văn hoá, cách mạng của quê hương và những thành tựu to lớn đạt được trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Giang quyết tâm thực hiện đổi mới, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, vươn lên trong tốp dẫn đầu của 9 huyện miền núi của tỉnh, xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh và truyền thống của quê hương anh hùng.

Với bản lĩnh, trí tuệ và tình yêu quê hương, đất nước của người Đông Giang, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để viết tiếp những trang sử vàng truyền thống xây dựng quê hương Đông Giang thân yêu ngày càng văn minh, giàu đẹp.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hiệu quả từ việc thực hiện mô hình thâm canh cải tiến lúa (SRI) tại huyện Đông Giang
Đông Giang thông qua kế hoạch cải thiện năng suất, chất lượng rừng trồng trên địa bàn huyện
Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về KH&CN
Đông Giang gặp mặt doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
Giúp nông dân Đông Giang xóa đói giảm nghèo
Đẩy nhanh tiến độ Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT
Hội thảo công tác giảm nghèo 4 huyện miền núi tại Đông Giang
https://youtu.be/sPOFzH05Zi0

Dịch vụ công


Một cửa điện tử
https://motcua.quangnam.gov.vn/

Tra cứu văn bản

1 2

Bản đồ hành chính

Dự báo thời tiết

Đông Giang

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

BẢN QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ AROOI
Địa chỉ : Xã Arooi - Huyện Đông Giang - Quảng Nam
Điện thoại:0868.377.723 (A Bảy CT)
Email: arooidonggiang@quangnam.gov.vn
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)